Những
chậu hoa phong lan rực rỡ, thuần khiết và xinh đẹp
khiến cho những khách hàng không thể không dừng chân
ngắm nghía và mang về nhà thưởng thức. Tuy nhiên không
phải ai cũng biết cách chăm sóc phong lan sao cho đúng và
hợp lý nhất. Chính vì vậy mà hôm nay Shop
hoa tươi đẹp Cocina Economica sẽ
hướng dẫn các bạn kỹ thuật chăm sóc chậu phong lan để
chơi được lâu.
Những biểu hiện của việc phong lan đang không được chăm sóc đúng
Nhiều
người mới chơi hoặc chưa từng chơi hoa, chỉ chọn hoa
đẹp, hợp túi tiền là mua về luôn. Trong khi đó những
kiến thức cơ bản về chơi hoa, chăm sóc hoa lại không
có, dẫn đến rất nhiều loại phong lan đẹp nhưng mãi
không ra được hoa hoặc “chết yểu”.

Kỹ
thuật chăm sóc hoa sao cho đúng cách
Có
nhiều trường hợp, hoa tàn thì cây suy yếu dần nhanh
chóng, lá rụng, thân khô và cây không còn ra hoa được
thêm một lần nào nữa.
Hoặc nếu có hoa thì trạng thái
cũng rất kém: hoa ít, hoa nhỏ hoặc màu sắc nhợt nhạt.
Đó
là những biểu hiện cụ thể cho việc các khách hàng
chưa nắm bắt hoặc đã làm sai những kỹ thuật chăm sóc
hoa phong lan. Chính vì vậy, lời khuyên mà shop dành cho bạn
là trước khi mang loại hoa nào về, bạn nên lên mạng
tìm hiểu hoặc hỏi những người có kinh nghiệm xung
quanh cách chăm sóc hoa đúng kỹ thuật nhất.
Các cách chăm sóc hoa phong lan hồ điệp đẹp và hiệu quả
Chiếu
sáng
Theo
shop mật độ chiếu sáng có ảnh hưởng cực kỳ quan
trọng tới quá trình phát triển của hoa. Nếu thiếu
nắng, cây lan có thể vươn cao nhưng lại nhỏ và rất ốm
yếu, lá màu xanh tối và thường xuyên bị sâu bọ tấn
công, phần thân cây ít nảy chồi, hoa nhỏ, ngắn ngày và
không tươi.
Ngược
lại, nếu mật độ chiếu sáng quá dày đặc, cây lan sẽ
bị thấp còi, lá vàng và có xuất hiện vết nhăn, mép
lá cụp và hoa dễ ra sớm khi cây chưa đủ lớn, khiến
cho hoa phát triển ngắn ngày, không được lâu.
Các
loại lan khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau về mức
độ chiếu sáng tùy theo tuổi cây. Chẳng hạn như Lan hồ
điệp không chịu được nhiều nắng, chỉ khoảng 30%,
trong khi những dòng lan Cattleya lại chịu được khoảng
50% nắng.
Về
độ tuổi, lan con từ 0-12 tháng là giai đoạn tăng trưởng
nên thân lá chỉ cần chiếu sáng 50%, lan nhỡ từ 12-18
tháng cần chiếu sáng tới 70% và thời điểm kích thích
ra hoa có thể chiếu sáng nhiều hơn.
Phân
bón
Dinh
dưỡng trong phân bón không chỉ quan trọng với lan mà còn
với hầu như tất cả các dòng hoa khác. Nếu lan đầy đủ
dinh dưỡng, cây sẽ tươi tốt và ra hoa to, đẹp, bền.
Ngược lại cây thiếu dinh dưỡng sẽ khiến lan còi cọc,
kém phát triển. Thông thường một dòng hoa lan cần khoảng
13 khoáng chất dinh dưỡng thuộc các nhóm đa, trung và vi
lượng.

Phân
bón ảnh hưởng rất quan trọng tới sự sinh trưởng của
lan
- Dinh dưỡng đa lượng gồm: Đạm, Lân, Kali.
- Dinh dưỡng trung lượng gồm: Lưu huỳnh, Magie và Canxi
- Dinh dưỡng vi lượng gồm: Sắt, Kẽm, Đồng, Mangan, Bo, Molypđen, Clo
Tưới
nước
Cũng
như con người và các loại động, thực vật, nước là
phần rất cần cho cơ thể để giúp phát triển khỏe
mạnh và sống lâu bền. Thiếu nước, cây lan sẽ bị khô
héo, giả hành teo lại, lá rụng. Còn nếu quá nhiều
nước, cây sẽ gặp trường hợp bị thối, đặc biệt
là với các giống lan có lá đứng mọc sít nhau, phần rễ
có rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh.
Một
lưu ý khác khi tưới nước mà shop muốn lưu ý cho các
bạn chính là việc nước tưới không được quá mặn,
phèn và clo dưới ngưỡng cho phép. Các bạn cũng chỉ nên
tưới nước đủ ẩm, tưới và sáng sớm hoặc chiều
mát là hợp lý nhất. Đặc biệt sau những trận mưa bất
thường, nhất là mưa đầu mùa thì bạn cần tưới ngay
lại để rửa các chất cặn đọng lại trên thân lá.
Chúc
các bạn thành công với những lưu ý và kỹ thuật chăm
sóc hoa phong lan mà shop đã gửi tới.
>>Xem ngay hoa dạ lan hương